‘Chiến thuật’ làm bài thi THPT QG cho khối tự nhiên
Để giúp các thí sinh đạt được điểm cao ở khối tự nhiên trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, các thí sinh không chỉ chăm chỉ luyện đề và trau dòi kiến thức mà còn nắm chắc các chiến thuật, mẹo nhỏ để làm bài thi hiệu quả hơn. Những chiến thuật đó là gì, Kỷ Yếu Đà Nẵng GP Studio99 mách ngay các chiến thuật làm bài hiệu quả.
1. Chiến Thuật làm bài thi
1.1. Đọc kỹ đề
– Ngay khi phát đề, việc đầu tiên thí sinh nên làm đó kiểm tra kỹ đề một lượt:
(1) Đề thi gồm bao nhiêu câu?
(2) Đề thi có tổng bao nhiêu trang giấy?( Nếu sai sót báo ngay cho giám thị)
(3) Trang giấy có bị nhăn, nhòe hay mờ ở phần nào không?
– Khi làm bài:
Hiểu câu hỏi và biết rằng một số câu chỉ cần thay đổi một vài từ trong đề bài, hoặc thay đổi thứ tự từ trong câu hỏi là ý nghĩa của các câu hỏi thay đổi hoàn toàn.
Nếu đọc đề bài một cách sơ sài chúng ta không thể nào phát hiện ra những yếu tố khác biệt đó sẽ dẫn đến những nhầm lẫn đáng tiếc.
1.2. Nháp thẳng vào đề thi
Để tránh nhầm lẫn trong quá trình tính toán và rút gọn thời gian tính toán, các thí sinh có thể nháp thẳng vào đề thi, vẽ hình ngay bên cạnh để hỗ trợ làm bài nhanh và tốt hơn.
Nếu gặp câu hỏi khó, chỗ trong đề thi không đủ để các bạn ghi chú thì hãy nháp trong giấy nháp.
1.3. Lấy điểm các câu dễ trước, những câu khó “nuốt” sau
Cấu trúc đề thi của các môn khối tự nhiên đều là trắc nghiệm, các câu hỏi của đề có sự phân hoá từ dễ đến khó.
Đối với câu dễ
Với môn Toán, dựa vào thế mạnh của mỗi bạn có thể chọn làm phần Hình học trước hay phần Đại số – Giải tích trước. Nhưng chắc chắn các thí sinh cần phải làm chắc tay, chính xác 30 câu đầu để có cơ hội nắm chắc điểm 7+.
Đối với câu khó
– Đọc đề lần đầu đã nghĩ ra hướng giải: Học sinh ưu tiên làm trước.
– Đọc đề lần đầu chưa nghĩ ra hướng giải: Các thí sinh nên tạm đánh dấu lại để giải xong các câu dễ lấy điểm, sau đó hẵng quay trở lại giải quyết những câu “khó nuốt”. Các bạn không nên mất thời gian với những câu khó trong khi còn nhiều câu cần phải làm.
Bằng cách đi theo trình tự từ dễ đến khó theo chỉ dẫn của GP Studio99, các thí sinh có thể dần dần tiếp cận các câu hỏi khó khăn hơn khi đã cảm thấy tự tin và thoải mái hơn với những nội dung câu hỏi đơn giản hơn trước đó. Đây có lẽ là điều giúp các thí sinh xây dựng sự tự tin và động lực để vượt qua những câu hỏi mang tính khó khăn hơn ở sau đó.
1.4. Làm đến câu nào thì hãy tô đáp án đến đó
“Làm đến đâu, chắc đến đó. Làm đến đâu, khoanh đến đó.”
Khâu này phải đến lúc vào thi mới cần, nhưng khi làm đề tự luyện, hãy tập làm cho quen tay.
Đối với những câu đã giải ra đáp án
– Cần phải tránh làm toàn bộ bài vào đề thi rồi sau đó mới tô đáp án từ đề thi vào trong phiếu trả lời trắc nghiệm.
– Cần phải thận trọng nhằm tránh tình trạng tô nhầm, tô lệch đáp án ở trong đề thi với phiếu trả lời trắc nghiệm.
– Có rất nhiều trường hợp mất điểm oan uổng vì tô nhầm đáp án trong quá trình làm bài. Vì thế, việc làm đến đâu tô đáp án đến đó là điều nắm chắc điểm khỏi những rủi ro.
– Các câu hỏi dễ thì làm đến đâu phải “ăn” chắc điểm đến đó, để không phải mất thời gian rà soát lại nữa mà chỉ nên rà soát lại những câu khó. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian mà vừa tránh được việc bỏ sót các câu hỏi chưa tô hết.
Đối với những câu chưa giải ra đáp án
Mạnh dạn tô đáp án theo cảm tính hay đáp án có khả năng đúng nhất đối với thí sinh kể cả với các câu hỏi không tìm được kết quả.
Khoảng 38 câu đầu trong đề thi môn Toán là các câu hỏi dễ ăn điểm. Vì vậy, các bạn học sinh cần làm bài một cách cẩn thận và chính xác nhất là với các học sinh có trung bình, trung bình khá.
1.5. Kiểm tra lại bài, phát hiện thiếu xót
“Kiểm tra đầu giờ, rà soát cuối giờ” là phương châm khi làm bài thi THPT Quốc Gia.
– Cẩn thận rà soát bài, đề thi, tờ đáp án một lần nữa để kịp thời sửa câu sai, giải quyết những câu chưa làm được và hoàn thiện bài thi. Hãy dành ít nhất 5 phút cuối để thực hiện khâu quan trọng này.
– Đừng quên kiểm tra lại Số Báo Danh, Mã Đề, họ và tên và những thông tin liên quan đến bản thân ghi ở đầu bài thi. Việc kiểm tra này giúp các thí sinh tránh các trường hợp sai sót như hủy bài thi, bài thi không hợp lệ…
– Không nên so đáp án để tránh gây tâm lí cho các bài thi sau.
– Ăn uống, nghỉ ngơi sớm, chuẩn bị một tinh thần thoải mái cho ngày thi tiếp theo.
2. Quản lý tốt thời gian làm bài thi
Mỗi môn chỉ có một thời lượng làm bài nhất định, thí sinh thực sự phải “chạy đua với thời gian” theo đúng nghĩa đen, nên cần phải rèn luyện việc phân bố thời gian làm bài thường xuyên, thì mới có tâm thế chắc cho kỳ thi chính thức có kết quả làm bài tốt.
2.1. Chuẩn bị trước kỳ thi
Luyện tập và đặt thời gian làm bài thi thử tại nhà
– Bước 1: Bảo đảm làm đủ thời gian
Bắt đầu với việc giải đề thi trong thời gian quy định để làm quen với áp lực thời gian.
– Bước 2: Làm dư thời gian, để dành 10 phút cuối kiểm tra lại toàn bộ bài thi, tờ đáp án
Tập trung hoàn thành bài thi trước thời gian quy định, để dành 10 phút cuối kiểm tra lại toàn bộ bài thi và tờ đáp án, giúp phát hiện và sửa các lỗi sai kịp thời.
– Bước 3: Tiếp tục luyện tập, rèn luyện, đẩy nhanh tiến độ giải bài
Tăng tốc độ giải bài qua từng lần luyện tập để cải thiện kỹ năng và tốc độ làm bài.
– Bước 4: Điều chỉnh chiến lược làm bài
Phân tích kết quả luyện tập, điều chỉnh chiến lược làm bài, chẳng hạn như việc phân bổ thời gian cho từng phần của bài thi.
2.2. Trong quá trình làm bài thi:
Chiến lược làm bài thi hiệu quả
(1) Đọc lướt qua đề thi: Dành vài phút đầu tiên để đọc lướt qua đề thi, xác định các câu hỏi dễ và khó, bài thi gồm mấy phần, bao nhiêu câu và bao nhiêu trang. Bên cạnh đó, xem thử đề có sai sót, thiếu gì không để kịp thời đổi đề.
(2) Phân chia thời gian hợp lý: Dựa trên độ khó của từng câu hỏi, phân bổ thời gian hợp lý để đảm bảo hoàn thành toàn bộ bài thi mà không bị hụt sức vào cuối giờ.
(3) Giải quyết câu hỏi dễ trước: Bắt đầu với các câu hỏi dễ để tạo đà và tự tin. Sau đó, quay lại giải quyết các câu hỏi khó hơn.
(4) Kiểm tra lại bài thi: Dành thời gian cuối để kiểm tra lại toàn bộ bài thi, đảm bảo không bỏ sót câu hỏi và sửa các lỗi sai nếu có. Bạn cần bảo đảm ít nhất dành 5 phút cuối kiểm tra lại toàn bộ bài thi.
2.3. Chuẩn bị 1 đồng hồ đeo tay
Sử dụng đồng hồ đeo tay để kiểm soát thời gian và phân chia thời gian hợp lý cho từng phần của bài thi. Điều này giúp bạn tránh việc bị phân tâm và tập trung hơn vào bài thi.
Tuy nhiên, không phải đồng hồ đeo tay nào cũng được mang vào phòng thi, bạn chỉ được phép dùng đồng hồ cơ và các đồng hồ chỉ có chức năng xem giờ, không phải đồng hồ thông minh.