Những Lỗi Thường Gặp Khi Làm Bài Thi THPT Quốc Gia 

Những Lỗi Thường Gặp Khi Làm Bài Thi THPT Quốc Gia

Để tránh vấp phải những lỗi sai không mong muốn xảy ra khi làm bài thi, GP Studio99 sẽ chia sẻ và giúp các thí sinh nắm rõ những lỗi thường gặp khi làm bài thi THPT Quốc Gia. Kỷ Yếu Đà Nẵng GP Studio99 sẽ đồng hành cùng bạn chuẩn bị tốt nhất để đạt kết quả cao trong kỳ thi này.

Lỗi sai thường gặp khi làm bài thi THPT Quốc gia - Kỷ Yếu Đà Nẵng GP Studio99
Lỗi sai thường gặp khi làm bài thi THPT Quốc gia – Kỷ Yếu Đà Nẵng GP Studio99

1. Các lỗi thường gặp khi điền phiếu trắc nghiệm

Việc chấm bài thi trắc nghiệm được thực hiện bằng máy chấm. Mắc lỗi điền phiếu có thể khiến thí sinh bị mất điểm đáng tiếc, thậm chí bị hủy bài thi. Do đó, trước khi bước vào làm bài, GP Studio99 hi vọng thí sinh cần lưu ý những điều dưới đây để không mắc sai lầm, khiến bài thi mất điểm đáng tiếc.

1.1. Lỗi tô Số báo danh và mã đề

Lỗi tô Số Báo Danh: Tô nhầm, sai số báo danh hay tô mờ, không rõ, có dấu hiệu tẩy xóa là lỗi thường gặp của thí sinh. Để tránh những sự việc không mong muốn, khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh cần phải tô đúng số báo danh (SBD) của mình, tô đúng quy cách được hướng dẫn của giám thị để có thể dễ dàng nhận biết được SBD.

Lỗi tô Mã Đề: Nhiều thí sinh thường mắc các lỗi như điền sai mã đề, không tô mã đề hoặc tô sai quy cách, tô quá mờ trên phiếu trả lời trắc nghiệm, dẫn đến việc máy chấm điểm không thể đọc được bài thi đúng cách và chấm điểm sẽ không chính xác.

a. Tô sai Số Báo Danh hoặc Mã Đề

Lỗi Thường Gặp Khi Làm Bài Thi THPT Quốc Gia, Tô sai SBD và Mã Đề
Tô sai SBD hoặc Mã Đề – Kỷ Yếu Đà Nẵng GP Studio99

b. Không tô Số Báo Danh hoặc tô quá nhạt

Lỗi Thường Gặp Khi Làm Bài Thi THPT Quốc Gia; Minh họa không tô SBD, Mã đề hoặc tô quá nhạt
Lỗi không tô SBD, Mã Đề hoặc tô quá nhạt – Kỷ Yếu Đà Nẵng GP Studio99

1.2. Lỗi tô phần đáp án bài thi

Lỗi Thường Gặp Khi Làm Bài Thi THPT Quốc Gia; Minh họa Lỗi tô phần đáp án
Lỗi tô phần đáp án – Kỷ Yếu Đà Nẵng GP Studio99
Lỗi Thường Gặp Khi Làm Bài Thi THPT Quốc Gia; Minh họa lỗi tô sai phần đáp án
Lỗi tô sai phần đáp án – Kỷ Yếu Đà Nẵng GP Studio99

Vì vậy, các thí sinh cần chú ý:

– Sau khi tìm được đáp án đúng của câu thì tô đậm vào ô tương ứng với các phương án A, B, C hoặc D.

– Câu nào không tô đáp án sẽ không được tính điểm.

1.3. Tô không rõ ràng

Sử dụng bút chì không đúng loại, tô mờ, tô không kín vòng tròn hoặc tẩy xóa quá nhiều gây khó khăn cho máy chấm vì không biết thí sinh chọn phương án nào. Nên việc cần thiết là thí sinh chuẩn bị những dụng cụ tô đáp án như bút chì, tẩy thật cẩn thận và lựa chọn loại bút có thể tô rõ ràng và nhanh chóng để không bị mất thời gian làm bài.

1.4. Quên ký tên

Một số thí sinh quên ký tên hoặc ghi thiếu thông tin cá nhân trên phiếu, dẫn đến việc bài thi không được công nhận.

1.5. Phiếu trả lời biến dạng, có nếp gấp

Thí sinh cần tránh gấp phiếu trả lời trắc nghiệm, làm phiếu bị biến dạng hoặc viết, vẽ những nội dung không liên quan vào phiếu, việc này rất dễ bị đánh dấu bài, vi phạm quy định và dẫn đến kết quả thi có nguy cơ không được công nhận.

1.6. Một số lời khuyên

Hầu hết các môn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia đều dưới dạng trắc nghiệm. Vì thế, việc chọn loại bút chì tốt để tô đều và nhanh là hết sức quan trọng.

(1) Lưu ý khi làm bài trắc nghiệm, tô SBD, Mã đề

– Nên trả lời hết các câu hỏi (tô đáp án cho tất cả các câu).

– Dùng bút chì mã từ 2B trở lên, nên dùng bút chì nét to để tiết kiệm thời gian tô. Không dùng bút chì kim để tô (vì bút chì này không tô đậm được).

– Tô đậm để máy đọc tốt đáp án, không tô mờ.

– Tô đậm đáp án, nếu sai phải tẩy sạch (nếu không tẩy có thể vẫn bị coi là đã tô đáp án đó) và tô lại đáp án khác.

– Không để mực dính hay vạch lên ô đáp án khác để tránh bị nhầm là câu trả lời.

– Các góc định vị của phiếu trả lời: tuyệt đối không tô/ viết/ làm bẩn/ làm mờ. Nếu góc định vị bị tô, làm bẩn,… phần mềm sẽ không chấm bài được và bài sẽ bị 0 (không) điểm.

– Giữ phiếu trả lời trắc nghiệm phẳng, không gấp, không cuộn phiếu.

Lỗi Thường Gặp Khi Làm Bài Thi THPT Quốc Gia, Cách tô SBD và Mã đề đúng
Cách tô SBD, Mã đề đúng – Kỷ Yếu Đà Nẵng GP Studio99

(2) Cần trang bị 2 loại bút khi đi thi

– Bút bi hoặc bút mực để điền tên, số báo danh, mã đề và làm bài thi môn tự luận (môn Văn)

– Bút chì để tô trắc nghiệm

(3) Nếu không chọn đúng loại bút chì tô trắc nghiệm sẽ như thế nào?

– Gây mất thời gian khi tô

– Bút chì có nét quá nhạt khiến máy không nhận diện được và không được điểm câu trả lời đó.

– Trong trường hợp chọn nhầm đáp án và muốn chọn đáp án khác, nếu bút có nét quá đậm khó tẩy sạch dễ khiến máy chấm nhận nhầm bạn chọn 2 đáp án một câu và không được tính điểm.

(4) Nên dùng loại bút chì nào để tô trắc nghiệm thi THPT Quốc Gia?

– Nên dùng bút chì từ 2B trở lên để tô, không nên dùng bút chì kim bởi ngòi chì nhỏ, tô lâu và in hằn vết tô lên phiếu trả lời nên khó tẩy xóa.

– Có các loại bút chì B như sau: 2B, 3B, 4B, 5B, 6B. Trong đó, tốt nhất, thích hợp nhất cho tô trắc nghiệm vẫn là 2B và 3B. 2 loại bút chì này có ruột chì mềm, giúp thí sinh tô tròn nhanh ô đáp án và nét vừa phải, không quá nhạt cũng không quá đậm, tẩy dễ dàng nếu chọn nhầm câu trả lời. Còn loại 6B mềm và tô tròn đáp án nhanh nhất nhưng lại quá đậm, khó tẩy xóa hơn hẳn 2B và 3B.

Lỗi thường gặp trước kỳ thi THPT Quốc Gia
Bút chì cho kỳ thi THPT Quốc Gia – Kỷ Yếu Đà Nẵng GP Studio99

2. Phân bố nội dung làm bài qua loa

2.1. Làm bài theo cảm tính

Không có kế hoạch làm bài rõ ràng, dễ dẫn đến việc bỏ sót câu hỏi hoặc không hoàn thành bài thi đúng thời gian.

2.2. Không đọc kỹ đề

Đọc lướt qua đề bài mà không hiểu rõ yêu cầu, dẫn đến việc trả lời sai hoặc không đầy đủ.

2.3. Thiếu cẩn thận trong kiểm tra lại bài

Không dành thời gian kiểm tra lại bài trước khi nộp, dễ bỏ qua những lỗi nhỏ nhưng quan trọng.

Minh họa làm bài không cẩn thận
Ảnh minh họa – Kỷ Yếu Đà Nẵng GP Studio99

3. Khả năng quản lý thời gian làm bài thi kém

3.1. Không biết phân bổ thời gian

Dành quá nhiều thời gian cho những câu hỏi khó và không đủ thời gian cho những câu hỏi dễ hơn.

3.2. Không biết nghỉ ngơi hợp lý

Làm bài liên tục mà không có những khoảng nghỉ ngắn để tái tạo năng lượng và giảm căng thẳng.

3.3. Thiếu luyện tập

Thiếu luyện tập làm bài dưới áp lực thời gian thực tế, dẫn đến việc không quen với tốc độ làm bài trong phòng thi.

Tìm hiểu thêm: Chiến Thuật Quản Lý Thời Gian Trong Phòng Thi – Bí quyết thi THPT Quốc Gia 2025

Quản lý thời gian
Quản lý thời gian – Kỷ Yếu Đà Nẵng GP Studio99

4. Các lỗi khác

4.1. Sử dụng điện thoại di động

Mang điện thoại di động vào phòng thi hay không tắt chuông điện thoại dẫn đến sự việc không mong muốn là những lỗi nghiêm trọng, có thể dẫn đến việc bị đình chỉ thi hoặc hủy kết quả thi.

4.2. Không đọc kỹ hướng dẫn

Không nắm rõ các quy định và hướng dẫn của kỳ thi, dễ dẫn đến việc vi phạm quy định một cách vô tình.

4.3. Thiếu tập trung

Mất tập trung do căng thẳng hoặc thiếu ngủ, ảnh hưởng đến khả năng làm bài thi hiệu quả

Tìm hiểu thêm: 8 Bí Quyết Ghi Nhớ Công Thức Nhanh Chóng Và Dễ Dàng – Kỷ Yếu Đà Nẵng (chupanhdanang.com)

LỜI KẾT

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn học sinh tránh được những lỗi thường gặp khi làm bài thi THPT Quốc Gia, từ đó đạt kết quả cao hơn trong kỳ thi sắp tới. Kỷ Yếu Đà Nẵng GP Studio99 luôn đồng hành cùng các bạn trong quá trình ôn thi và chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này.

48