8 Bí Quyết Ghi Nhớ Công Thức Nhanh Chóng Và Dễ Dàng
Việc ghi nhớ công thức toán học, vật lý hay công thức của một số môn tự nhiên là một thử thách lớn đối với nhiều học sinh. Dù trải qua 12 năm đèn sách, thậm chí là 16 năm nếu chúng ta học Đại học, chẳng có một bài giảng hay tiết học nào trực tiếp hướng dẫn chúng ta cách ghi nhớ hiệu quả. Vì vậy, hãy tìm hiểu ngay 8 bí quyết ghi nhớ công thức qua bài viết của GP Studio99 để cải thiện kết quả học tập và thi cử.
1. Ghi chép công thức
Ghi chép lại công thức giúp bạn nhớ lâu hơn và hiểu rõ hơn về cách sử dụng công thức đó. Sử dụng sổ tay hoặc các ứng dụng ghi chép để hệ thống, ghi lại công thức và các bước giải. Việc ghi chép lại tới hai, ba lần sẽ tạo nếp ghi nhớ cho não bộ, kiến thức sẽ hằn sâu trong não. Như vậy, các em sẽ ghi nhớ với tốc độ nhanh hơn, không dễ bị quên kiến thức và tránh được tình trạng “học trước quên sau”.
2. Thực hành liên tục
“Học đi đôi với hành”, thực hành là cách tốt nhất để ghi nhớ công thức toán học hiệu quả. Làm bài tập thường xuyên giúp bạn nắm vững và hiểu sâu hơn về cách áp dụng công thức trong các bài toán khác nhau.
3. Học nhóm, giảng lại bài cho bạn bè
“Học thầy không tày học bạn”, việc học nhóm giúp bạn có thể thảo luận, tương tác và chia sẻ kiến thức với nhau. Làm việc nhóm không chỉ giúp các bạn rèn luyện khả năng tư duy, phân tích giải bài tập mà còn nâng cao các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình.
Bằng việc trao đổi, các bạn sẽ truyền được kiến thức cho nhau, giúp đỡ nhau trong việc ghi nhớ. Nhờ vậy, các bạn không chỉ học hiểu bản chất mà còn củng cố lại kiến thức và nhớ bài rất lâu.
4. Ghi nhớ bằng các câu vè, bài thơ, câu thần chú
Biến hóa những công thức khô khan thành những bài thơ vần điệu lặp lại kích thích não bộ ghi nhớ nhanh hơn so với học thuộc thông thường. Sử dụng các câu vè, bài thơ, hoặc câu thần chú giúp bạn thoải mái ghi nhớ công thức một cách dễ dàng và thú vị hơn. Ví dụ, “Sin đi học, Cos không học.”
5. Hệ thống kiến thức, công thức qua sơ đồ tư duy (mindmap)
Sử dụng mindmap để hệ thống hóa các công thức toán học. Sơ đồ tư duy giúp bạn nhìn thấy mối quan hệ giữa các công thức và dễ dàng ghi nhớ hơn. Ví dụ, bạn có thể sử dụng sơ đồ xương cá để thể hiện sự liên quan giữa các công thức của từng chương.
Gợi ý phần mềm bộ mindmap online: Xmind , MindMeister, Coggle, ConceptDraw Mindmap…
6. Ghi nhớ bằng hình ảnh – Không gian hóa trí nhớ (memory palace)
6.1. Trí nhớ hình ảnh là gì?
Trí nhớ hình ảnh là khả năng ghi nhớ thông tin bằng cách liên kết với hình ảnh cụ thể.
6.2. Làm thế nào để luyện tập ghi nhớ bài học qua hình ảnh?
Hình dung công thức toán học dưới dạng hình ảnh hoặc liên kết với các hình ảnh quen thuộc. Bạn có thể liên kết công thức toán học xuất hiện ở trang nào, bên cạnh dòng nào hoặc có hình vẽ, ký hiệu gì ở trang đó làm tín hiệu gợi nhớ.
6.3. Lợi ích của trí nhớ hình ảnh trong học tập, ôn thi THPT Quốc Gia
Trí nhớ hình ảnh giúp bạn ghi nhớ nhanh hơn, lâu và sâu hơn, đồng thời giảm căng thẳng trong quá trình học tập. Dù nó hiệu quả là thế nhưng cũng không dễ để luyện thành thạo.
7. Chủ động gợi nhớ (active recall)
Chủ động gợi nhớ là phương pháp tự đặt câu hỏi và trả lời mà không cần nhìn vào sách vở. Điều này giúp củng cố trí nhớ và kiểm tra khả năng nhớ lại của bạn.
Nếu phương pháp đọc lại là đưa lại kiến thức vào đầu, thì active recall buộc chúng ta phải lôi kiến thức ra khỏi đầu để ghi nhớ bằng cách trả lời một loạt những câu hỏi về bài học.
Các bước thực hiện Active Recall
Bước 1: Tạo bộ câu hỏi: tạo bộ câu hỏi về bài học cần ghi nhớ theo thứ tự “Cái gì, ở đâu, khi nào, như thế nào, tại sao, làm như thế nào…”
Bước 2: Đóng vai: đóng vai một người muốn tìm hiểu vấn đề cần một chuyên gia “bản thân” giải thích, phân tích
Bước 3: Học nhóm: để tăng hiệu quả, có thể áp dụng học nhóm cùng bạn bè để trao đổi chéo những bộ câu hỏi và cùng nhau giải đáp.
Việc chủ động nhớ lại thông tin đã được học để trả lời câu hỏi sẽ hiệu quả hơn so với việc đọc lại bài giảng một cách thụ động.
8. Lặp lại ngắt quãng (space repetition)
Học rồi quên công thức là điều xảy ra thường xuyên khi ta ghi nhớ. Trong lúc học, nếu vô tình quên công thức thì bạn chỉ còn cách ôn lại nhưng ôn lại theo thời điểm nào, tần suất ra sao là hợp lý?
Nếu lịch ôn tập quá dày thì không đủ thời gian để ôn tập tất cả kiến thức. Nếu lịch ôn tập quá xa thì lại mất công ghi nhớ từ đầu. Vì vậy, thời điểm ôn lại bài tối ưu nhất chính là thời điểm bạn bắt đầu quên đi những kiến thức học được. Ở những lần ôn tập sau, thời gian để quên đi sẽ ngày càng dài ra, bạn có thể giảm tần xuất dần.
Chúng ta có thể bắt đầu ôn tập với lịch cách 1 ngày – 3 ngày – 1 tuần – 1 tháng…
Phương pháp này có thể giúp bạn ghi nhớ lâu hơn và tạo nên lịch ôn tập phù hợp với quá trình ghi nhớ của mình.
9. Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
Ôn luyện THPT Quốc Gia chăm chỉ cũng đừng quên chăm sóc bản thân nhé! Hãy chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của bản thân để hỗ trợ ghi nhớ hiệu quả hơn. Bởi vì, khi bạn căng thẳng và thấy mệt mỏi, nhồi nhét quá nhiều kiến thức chỉ khiến bạn đau đầu, mệt mỏi, và có thể phát sốt vì suy nghĩ liên tục.
Vì vậy, sau khoảng thời gian học tập, làm việc căng thẳng, hãy thư giãn để cơ thể được nghỉ ngơi và có khoảng lặng để nhận ra kiến thức nào còn thiếu để sau khi nghỉ ngơi bạn sẽ bổ sung, cải thiện nó như thế nào.
Tham khảo: Gợi ý Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi trước kỳ thi THPT Quốc Gia
Lời kết
Hi vọng những gợi ý trên của Kỷ yếu Đà Nẵng GP Studio99 sẽ giúp bạn có các phương pháp ghi nhớ công thức toán học hiệu quả, từ đó cải thiện kết quả học tập và đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới.