“Nằm Lòng” 3 Chiến Thuật Chinh Phục Bài Thi Các Môn Xã Hội
Muốn chinh phục bài thi các môn xã hội, thí sinh cần nằm lòng những chiến thuật gì? Hãy tham khảo ngay những gợi ý của GP Studio99!
1. Ôn thi và hệ thống các kiến thức đã học
Các Sĩ Tử cần củng cố, sắp xếp lại những kiến thức đã học để có thể ứng dụng vào bài thi một cách hiệu quả. GP Studio99 khuyến khích và gợi ý các sĩ tử nên hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy giúp tổng hợp những kiến thức đã tích lũy hiệu quả.
1.1. Lịch Sử
Bước 1: Phân tích, chọn lọc, xâu chuỗi các sự kiện, dữ kiện lịch sử theo từng giai đoạn
Bước 2: Lập sơ đồ hoặc bảng ghi chép để hệ thống lại thông tin.
Bước 3: Ôn luyện kiến thức mỗi ngày dựa trên sơ đồ, bảng ghi đã lập giúp ghi nhớ bài chắc hơn.
1.2. Địa Lí
Bước 1: “Nằm lòng” kiến thức
Bước 2: Hệ thống, tóm tắt kiến thức
Bước 3: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để giảm tải kiến thức cần ôn.
Bước 4: Linh hoạt trong việc xác định vấn đề trọng tâm của câu hỏi, nắm chắc các ký hiệu chú thích, các loại bản đồ, cách khai thác biểu đồ để sử dụng Atlat hiệu quả. Quá trình này yêu cầu thí sinh phải thường xuyên thực hành sử dụng Atlat.
1.3. Giáo dục Kinh tế – Pháp luật
Kiến thức gắn liền với đời sống và kinh tế, những kiến thức không quá khô khan nên sẽ không khiến thí sinh gặp quá nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ. Tuy nhiên, thí sinh không nên chủ quan và để việc ôn tập nhàm chán hơn, các bạn có thể vận dụng kiến thức đã học để giải quyết đa dạng các bài tập tình huống từ trong đề cương đến thực tiễn.
Bước 1: Hệ thống và ôn tập kiến thức trọng tâm: Tổng hợp những kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình nhất thiết phải nắm vững.
Bước 2: Thực hành làm bài tập trong sách giáo khoa và mua thêm sách tham khảo luyện đề để rèn luyện, hiểu được cách vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết các tình huống thực tiễn.
Bước 3: Làm bài tập bổ sung và câu hỏi trắc nghiệm, tự luận từ cơ bản đến nâng cao theo bộ đề, nhằm vận dụng kiến thức đã học của bài học đó một cách linh hoạt hơn.
1.4. Ngữ Văn
Ngữ văn là môn thi tự luận duy nhất trong số các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Vì thế, thí sinh cần nắm chắc cấu trúc đề thi môn Ngữ văn để có chiến thuật làm bài hiệu quả nhất.
Một số lời khuyên ôn tập ngữ văn hiệu quả:
(1) Học sinh nên sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống một số phạm vi kiến thức
(2) Đọc hiểu câu hỏi, trả lời đúng ý, đúng trọng tâm yêu cầu đề
(3) Nắm chắc bố cục, đảm bảo viết văn đúng bố cục, đúng nội dung
(4) Lưu ý các ý “chốt” sẽ là một điểm nhấn làm bài viết chặt chẽ hơn
(5) Vận dụng dẫn chứng phù hợp, phân tích hợp lý và logic bởi viết hay không bằng viết đúng
1.5. Ngoại Ngữ
(1) Ôn luyện, hệ thống các kiến thức cơ bản
(2) Ôn đến đâu, học đến đâu, chắc kiến thức đến đó
(3) Học kỹ các quy luật và cấu trúc ngữ pháp
(4) Chú ý những bẫy của đề thi hay mắc phải và lỗi ngữ pháp thường gặp
(5) Thực hành, tìm các nguồn bài tập, bộ đề luyện thi hay các lò luyện, khóa học ôn luyện online/offline
(6) Lên lịch học ôn tập và nghỉ ngơi một cách kỷ luật và nghiêm túc
(7) Luyện thói quen ôn bài trước khi ngủ và sau khi thức dậy giúp khắc sâu kiến thức
2. Chiến thuật chinh phục bài thi các môn xã hội
2.1. Môn Văn
Phương châm làm bài thi môn Ngữ Văn:
“Đọc Hiểu câu hỏi, trả lời đúng ý, đúng trọng tâm, đúng yêu cầu
Bài văn đảm bảo bố cục bài văn, đúng yêu cầu đề, đúng nội dung.
Vì vậy, Ngữ văn, viết hay không bằng viết đúng.”
Nghị Luận Xã Hội:
– Xác định rõ, đúng vấn đề cần bàn, nếu hiểu sai và giải thích sai thì mọi lập luận hoặc mô tả sau đó đều đi sai hướng, lạc đề và mất điểm.
– Thực hiện đúng các bước, các thao tác, theo đúng bố cục bài nghị luận xã hội để đảm bảo điểm cho từng phần trong bài nghị luận:
(1) Giải thích vấn đề (hoặc khái niệm)
(2) Phân tích mở rộng:
+ Thực trạng
+ Nguyên nhân/Động cơ
+ Hậu quả/kết quả
+ Giải pháp/ Đề xuất mở rộng
(3) Nâng cao: Phản đề, liên hệ thực tiễn chứng minh
(4) Liên hệ thực tế, bản thân – Rút ra bài học
Bên cạnh lý lẽ phải có dẫn chứng hay, phù hợp và ví dụ thực tiễn cụ thể, cập nhật mới nhất. Thí sinh có thể lấy dẫn chứng ở ngoài xã hội, truyện, sách, phim ảnh…Ngoài ra, từ nhận thức và trải nghiệm riêng, thí sinh còn phải bộc lộ ý kiến riêng của mình.
Nghị Luận Văn Học:
Đối với văn xuôi, xác định đề bài hỏi về vấn đề gì thì tập trung trả lời thẳng vào vấn đề cụ thể đó. Lưu ý nhắc yêu cầu, vấn đề của đề bài đã đưa ra vào phần Mở Bài, Khái quát (Thân Bài) và Kết Bài.
Đối với thơ thì cần chú ý phân tích các yếu tố nghệ thuật như cách dùng ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, hình thức… và chỉ ra giá trị, ý nghĩa của hình thức nghệ thuật đó chuyển tải nội dung gì. Những bài làm được điểm cao ở câu này là những bài có vốn kiến thức văn học, có kỹ năng làm bài tốt và có tư duy khái quát, tổng hợp vấn đề. Ngoài ra thí sinh cũng cần có những cảm xúc về nét đẹp trong văn học.
“Điều trước tiên là các thí sinh cần có một bài văn viết đúng.
Song, để đạt điểm cao cần viết hay.
Chung quy, một bài văn hay các bạn cần đảm bảo ba mặt: kiến thức, cảm thụ và tư duy.”
2.2. Ngoại Ngữ
Phương châm làm bài thi Ngoại Ngữ:
Loại trừ 2 câu sai, trừa lại 2 câu khả năng đúng nhất, khoanh 50-50 để giảm thiểu khả năng sai sót và tăng cơ hội chọn đúng
Thà khoanh bừa còn hơn bỏ xót, thà làm đủ còn hơn làm thiếu
Phân bổ thời gian hợp lý, đừng quá xa đà
Chiến thuật làm bài thi Ngoại Ngữ:
Bước 1: Đọc lướt đề thi:
– Hiểu rõ yêu cầu đề bài
– Nhận diện dạng bài, phân loại mức độ khó dễ
– Ưu tiên trả lời dạng bài phiên âm (trọng âm, phát âm), bài hoàn thành câu (dạng ngữ pháp), câu hỏi giao tiếp, phát hiện lỗi sai, bài từ vựng (đồng nghĩa, trái nghĩa, điền cụm từ, thành ngữ).
Bước 2: Làm bài theo thứ tự để tránh sót câu
100% đề thi tiếng Anh là câu hỏi trắc nghiệm và chia thành nhiều phần khác nhau. Bạn có thể làm theo thứ tự từ trên xuống hoặc chọn một phần ngẫu nhiên làm trước tùy theo tiêu chí của bản thân. Tuy nhiên lời khuyên là vẫn nên làm theo thứ tự từ trên xuống dưới để tránh bỏ sót câu.
Nếu trong quá trình làm theo thứ tự, thí sinh gặp câu khó giải quyết thì hãy tạm thời đánh dấu lại và qua giải quyết những câu khác. Sau khi giải quyết xong thì hãy quay lại với những câu chưa làm.
Bước 3: Chiến thuật “khoanh bừa” còn hơn bỏ sót
Khi làm bài thi tiếng Anh, các thí sinh sẽ khó tránh những câu hỏi khó, khiến ta không chắc câu trả lời. Với những trường hợp như vậy, bạn nên cho mình một lượng thời gian tối đa để xử lý.
Thông thường ta không nên dành quá 1 phút cho 1 câu. Bởi vậy nếu bạn thấy mình đã dành quá nhiều thời gian cho 1 câu mà vẫn chưa tìm ra phương án, hãy mạnh dạn “khoanh bừa” đáp án cho câu đó và đánh dấu lại trên đề. Với cách này bạn sẽ không bị bỏ sót câu, đồng thời vẫn có thể quay lại nếu còn thừa thời gian.
Bước 4: Ước tính số câu có thể sai
– Xác định số câu có thể sai sẽ giúp bạn xác định mức điểm của mình.
– Nếu bạn muốn trên 8 điểm, bạn chỉ được phép không chắc chắn trong phạm vi 10 câu.
– Nếu bạn muốn đạt số điểm trên 9, số câu “có thể sai” của bạn sẽ trong khoảng 5 câu.
– Hãy cố gắng làm thật nhanh và chắc những câu về ngữ pháp và phiên âm.
– Ở các câu từ vựng, cần làm tốt bài về từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
– Với bài đọc hiểu bạn cần đạt trên 50% câu đúng.
– Những câu hỏi từ vựng và thành ngữ quá khó hãy chọn theo phương án loại trừ.
Bước 5: Nắm chắc chiến thuật làm bài đọc hiểu
*Câu hỏi tìm thông tin chi tiết:
– Không bắt buộc bạn cần hiểu hết nội dung, chỉ cần xác định đúng thông tin cụ thể mà câu hỏi đó đưa ra.
– Xác định từ khóa nằm trong đoạn văn nào, câu nào.
– Sau đó bạn đọc các thông tin xung quanh và tìm câu trả lời.
*Câu hỏi tổng quát:
Những câu hỏi tổng quát thường yêu cầu thí sinh trả lời về ý chính của một đoạn văn hoặc cả đoạn văn. Với dạng này, thí sinh sẽ cần hiểu nội dung bao quát và biết cách suy luận.
– Đọc lướt nội dung cả đoạn
– Xác định Key Sentence (câu khóa, trọng điểm) trong từng đoạn và gạch chân chúng. Đây thường là những câu tóm lược nội dung chính.
– Suy luận tìm ra ý chính của bài thông qua ghép các “câu trọng điểm” với nhau
2.3. Môn Địa Lí
– Xác định từ khóa, các hình ảnh gợi nhớ và mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý… tránh tình trạng học tủ nhưng không hiểu bản chất.
– Thuần thục các kỹ năng sử dụng Atlat, kĩ năng bảng số liệu và kĩ năng bản đồ giúp giải quyết được gần 50% các câu hỏi trong đề.
2.4. Môn Lịch Sử
Vận dụng công thức 5W Và 2H:
What – Sự kiện lịch sử gì đã diễn ra?,
When – Diễn ra khi nào?,
Where – Diễn ra ở đâu?,
Who – Gắn liền với nhân vật lịch sử nào?,
Why – Vì sao lại xảy ra?,
How: Thực hiện mục tiêu như thế nào?
How much: Tốn bao nhiêu thời gian/chi phí?
2.5. Môn giáo Dục kinh tế – Pháp Luật
Làm theo thứ tự từ Phần 1 đến Phần 2
– Phần 1: Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
- Câu lý thuyết: Nhận biết, thông hiểu và nắm chắc những kiến thức lý thuyết đã học để lựa chọn câu đúng.
- Câu liên hệ thực tiễn: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức để lựa chọn câu trả lời đúng.
– Phần 2: Trắc nghiệm đúng sai
- Gạch chân những câu mấu chốt trong mỗi tình huống, và tóm tắt nhanh nội dung tình huống
- Gạch chân những từ khóa “Key word” trong mỗi câu Đúng, Sai để xác định đâu là lý do và yếu tố để quyết định nhận định này là Đúng hay Sai.
3. 8 “Bí Kíp” Quản Lý thời gian làm bài thi
Bí kíp 1: Đọc kỹ đề và phân tích câu hỏi
Bí kíp 2: Phân chia thời gian hợp lý
Bí kíp 3: Ưu tiên các câu hỏi có điểm cao
Bí kíp 4: Không bỏ qua các câu hỏi dễ
Bí kíp 5: Quản lý thời gian làm bài viết luận
Bí kíp 6: Theo dõi thời gian liên tục
Bí kíp 7: Dành thời gian kiểm tra lại
Bí kíp 8: Thực hành như thi thật trước khi thi giúp làm quen với áp lực thời gian và cải thiện kỹ năng quản lý thời gian